Resident Visa Philippines: bài học cho Việt Nam

1) Resident Visa Philippines: Lời tựa

Định cư ra nước ngoài là mong muốn chính đáng của rất nhiều người. Tùy hoàn cảnh, người vì môi trường, giáo dục hay y tế, hay theo chồng/vợ con. Không như người TQ hay Ấn Độ có mặt khắp nơi trên thế giới, Người VN chỉ có mặt ở 1 số quốc gia truyền thống có mối quan hệ mật thiết với VN trước đây và có cộng đồng lớn như Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Đài Loan, Đông Âu và sau này là New Zealand.

Định cư New Zealand có nhiều cách, từ chính trị, diện gia đình, đầu tư hay tay nghề. Tình hình là phần lớn các đơn xin cư trú tại NZ thuộc diện tay nghề. Trong bài 5, tác giả đã giới thiệu và phân tích các ngành nghề theo tiêu chuẩn ANZSCO để xin định cư New Zealand, top 20 ngành nghề nộp nhiều đơn xin nhập cư nhất cũng như tình hình nộp Resident Visa của người Việt Nam.

Nhằm mục đích giúp các bạn còn ở VN hay đang ở NZ có 1 góc nhìn khác, không đi theo lói mòn của người VN là xin những việc truyền thống để định cư, tác giả nghiên cứu và chia sẻ các số liệu và phân tích này.

Bài viết được chia làm 4 phần. Phần 2 nói về lý do tác giả chọn Philippines để phân tích, tình hình Resident Visa của họ được chấp thuận trong năm 2016/2017 và phân tích các ngành nghề chính họ dùng để nộp đơn. Mục 3 đưa ra các giải pháp ứng dụng cho Việt Nam, đối tượng nào của VN sẽ hưởng lợi nếu đi đúng đường. Phần 4 tóm tắt các điểm chính và đề ra hướng sắp tới.

2) Resident Visa của Philippines

2.1 Top 20 nước

Resident Visa Philippines-top 20 countriesTrong top 20 nước định cư NZ, Châu Á chiếm 8 quốc gia, trong đó Đông Nam Á chiếm 3 quốc gia là Philippines, Malaysia và Việt Nam. Việt Nam đứng hàng thứ 18 với 62 đơn năm 2016/2017 (tính từ 1/7/2016 đến 28/2/2017). Philippines có 974 hồ sơ gấp 16 lần VN và đứng hạng 4 toàn thế giới tại NZ.

Xét trên những tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội giữa VN và Philippines, tác giả chọn Philippines là quốc gia đầu tiên để phân tích. Mục đích nhằm tìm ra 1 hướng đi mới cho các bạn còn ở VN hay đang ở NZ nhưng chưa có con đường riêng.

Resident Visa Philippines-top 20 jobs

2.2 Top 20 nghề phổ biến của Philippines

2.2.a Nghề y tá

Trong top 20 nghề phổ biến của người Philippines thì Y tá (đòi hỏi phải có giấy phép hành nghề) là nghề dễ và có nhiều resident visa nhất (từ chăm sóc đặc biệt, đến chăm sóc người già). Yêu cầu của nghề y tá là

  1. Kinh nghiệm làm y tá ít nhất là 2 năm (tại bệnh viện, phòng khám…)
  2. Tốt nghiệp ngành y (hệ trung cấp trở lên),
  3. Có chứng chỉ hành nghề,
  4. IELTS academic 7.0 trở lên hoặc OET (Occupational English Test) band B và
  5. Học chuyển đổi nghề tại NZ CAP (Competency Assessment Program) khoảng 7-8k nzd.

Người Philippines được trời phú có cái giọng kiểu Mỹ và được học tiếng Anh từ tiểu học, nên khả năng đạt 7.0 Ielts không khó (tất nhiên cũng có người kg đạt). Ngoài ra, khả năng phục vụ tận tụy (các bạn cứ xem các người giúp việc Philippines ở Việt Nam thì rõ), thái độ chuyên nghiệp cũng là 1 lợi thế.

2.2.b Xây dựng

Các ngành nghề liên quan đến xây dựng nằm trong top các nghề của Philippines khi nộp đơn. Chỉ riêng nghề mộc, người Phi có số lượng Resident Visa (88) cao hơn tổng số Resident Visa của cả VN (62). Nếu tính luôn cả “Carpenter and Joiner”, thì nghề mộc có gần 100 người được cấp visa trong 8 tháng qua. Một con số đáng mơ ước. Thợ hàn (welder), thợ sơn, thợ lát gạch, làm tường cũng rất cao.

2.2.c ICT

Nghề thiên về công nghệ thông tin có nghề ICT support (20), Programmer (10) và kỹ sư phần mềm (9). Người viết có thời gian nghiên cứu lĩnh vực ICT khi còn làm cán bộ đầu tư tại Mekong Capital, lúc đó quỹ đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực này là Lạc Việt và FSoft. Tác giả cho rằng người Việt Nam rất giỏi về công nghệ phần mềm, nhưng không hiểu sao hồ sơ được chấp thuận resident ở mức nhỏ giọt (1 hồ sơ cho mỗi nghề như trên). Các bạn xem lại video của bài 5 trong chuỗi các bài viết về Kinh Nghiệm New Zealand.

3) Ứng dụng đối với Việt Nam

3.1 Các ngành liên quan đến tay nghề (tiện, phay, bào, mộc, hàn, điện…)

Các bạn trẻ VN sau khi tốt nghiệp lớp 12, có 2 hướng:

a) Tiết kiệm, chậm

Vô trường nghề Cao Thắng học, đồng thời xin việc làm đúng ngành học. Học tiếng Anh và luyện IELTS cho tốt. Các bạn có thể xin Resident từ Việt Nam nếu đủ điểm. Tuy không có bằng cấp NZ, các bạn làm trong ngành thiếu hụt nhân sự sẽ được cộng điểm. Vừa làm vừa học ở VN để có kinh nghiệm. Khi nộp đơn cũng được cộng điểm kinh nghiệm. Hoặc sau vài năm ở VN, các bạn qua NZ nâng cấp tay nghề, học 1 khóa cao hơn.

b) Nhanh, tốn kém

Sang NZ học phổ thông ngay từ lớp 11/12 ở VN (để khỏi phải thi IELTS). Sau đó học các nghề tại NZ luôn. Bạn được học với các máy móc, thiết bị tân tiến mà có thể thiếu khi ở VN. Học trong môi trường tiếng anh từ lớp 11 đến học nghề, tiếng Anh cũng giỏi hơn.

3.2 ngành ICT

Các ngành công nghệ thông tin các bạn có thể làm như các nghề của ngành ở trên. Nếu các bạn đã có kinh nghiệm ở VN rồi, mà kg tự tin tìm việc ở NZ thì có thể sang NZ học 1 khóa 1 năm về IT (Diploma in IT hay software development) để vừa nâng cấp, vừa tạo điều kiện cho bạn có cơ hội tiếp cận thị trường việc làm.

3.3 Nghề liên quan đến y tế bao gồm nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề và không đòi hỏi chứng chỉ hành nghề.

Trong 4 điều kiện để hành nghề y tá, thì khả năng tiếng Anh là điểm yếu nhất đối với VN. Thi IELTS academic chủ đề rất rộng trong khi OET chuyên ngành thì dễ nuốt hơn. Nhưng nếu bạn học và thi OET chuyên ngành y thì lại khắc phục được điểm yếu kia. Bạn chỉ cần đạt mức IELTS tối thiểu 5.5 để lấy được visa, còn phần thi chuyên ngành họ tập trung vào OTE.

Resident Visa Philippines-quản lý y tế

Sinh viên y dược từ trung cấp trở lên nên học tiếp thay vì chuyển sang học kinh tế. Sinh viên không đủ điều kiện tiếng Anh

  1. Luyện thi ở VN cho tốt, nghe nói cho nhiều. Cách này tiết kiệm, và vẫn tiếp tục hành nghề tại VN chờ đủ điều kiện thì nộp đơn. Cách này thì lâu giỏi tiếng Anh vì ở VN nhiều cám dỗ về thời gian.
  2. Chọn học Diploma in Business Level 5, leadership để học quản lý và tiếng Anh thay vì chỉ đơn thuần là luyện tiếng Anh. Tốt nghiệp level 5, bạn sẽ học chuyên ngành quản lý y tế, Diploma in Healthcare management Level 7. Tác giả có mối quan hệ với một Community Worker người VN. Bạn này chỉ học Diploma in Healthcare management level 6 nhưng có mức lương 20$/giờ. Nhiều sinh viên Philippines tại trường EDENZ đi làm thêm với mức lương 26$/giờ; sau khi họ tốt nghiệp đều có công việc ổn định.

4) Kết luận

Du học New Zealand và làm việc đúng ngành học là con đường định cư ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, dám vượt ra các “nghề truyền thống” của dân VN cũng có thể là một hướng đi khác. Đối tượng chính của bài là các bạn còn đang học PTTH/CĐ/ĐH tại VN. Các bạn có kinh nghiệm ở nghề khác với nội dung bài viết không nên thay đổi.

Các nghề xây dựng, ICT, y khoa có nhiều Resident Visa Philippines nhất. Trong khi đó, hồ sơ Resident của VN trong ngành xây dựng hầu như không có gì. Điều này chứng tỏ người Việt một phần thích làm việc văn phòng, không ưa cực nhọc. Đây cũng là sự lệch pha của giáo dục VN khi có nhiều thầy hơn thợ. Trong nhóm ngành y tế yêu cầu IELTS 7.0 là một thách thức đối với VN. Tuy nhiên nếu các bạn chọn 1 ngách để đi thì vẫn có khả năng định cư.

Bài viết vẫn còn nhiều giới hạn, sẽ cập nhật và chỉnh sửa dần trong thời gian tới.

LƯU Ý

Số liệu Visa trong bài từ nguồn Immigration New Zealand. Phần diễn giải là ý kiến chủ quan của tác giả. Tác giả không chịu trách nhiệm về những thiệt hại từ việc đọc hiểu và làm theo của đọc giả.

Spread the love
Scroll to Top
Scroll to Top