Dự luật học ngoại ngữ tại New Zealand có thể áp dụng cho Việt Nam?

Tại New Zealand, bà Nikki Kaye, cựu bộ trưởng giáo dục đã nổ lực không mệt mỏi vận động các chính đảng để đưa việc dạy và học ngoại ngữ thành 1 bộ luật. Dự kiến bộ luật này có thể được thông qua vào năm 2019

Bộ luật này bắt buộc các trường từ tiểu học phải dạy ít nhất một ngôn ngữ thứ hai (2) cho học sinh. Học ngoại ngữ nào tùy từng trường, căn cứ vào việc các trường có giáo viên ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ hai phải nằm trong danh mục 10 ngôn ngữ bắt buộc. Học ngoại ngữ là bắt buộc, nhưng loại nào thì tự do. Đây gọi là sự tự do trong học thuật.

Theo thống kê năm 2013, chỉ có 19% người NZ nói được 2 ngôn ngữ trở lên (trong đó có 4% nói được tiếng Maori bản địa). Đối với trẻ con, việc học một ngôn ngữ thứ hai nâng cao khả năng nhận thức. 

Bọn trẻ con nhà mình nhập học ở NZ đều làm quen với tiếng Trung ở tiểu học, dù chỉ 1-2 học kỳ/năm (năm học có 4 kỳ). Đầu 2019, con gái lên lớp 9 ở trường có dạy 3 ngoại ngữ là Trung, Nhật và Đức. Trường của con trai thì dạy tiếng Trung, tiếng Pháp. 

Hóa ra lâu nay bọn trẻ con nhà mình học ngoại ngữ là do các trường tự do quyết định sẽ dạy gì ngoài các môn bắt buộc.

Nếu luật này được thông qua, ngân sách dành cho giáo viên ngôn ngữ sẽ tăng lên $117 triệu/năm (~ 1700 tỷ VND). Số tiền này tương đương 1 cái tượng đài hcm. 

Danh sách 10 ngôn ngữ trong dự luật là tiếng Māori, tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, các tiếng khu vực đảo thái bình dương và thủ ngữ (tiếng dành cho người câm điếc).

Top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới

  1. Tiếng Trung (phổ thông): 14.3% dân số thế giới 
  2. Tiếng Anh 12.9%
  3. Tiếng Hindi/Urdu 7.2%
  4. Tiếng Tây Ban Nha 6.9%
  5. Tiếng Ả rập 5.6%
  6. Bahasa (Malaysian và Indonesian) 3.7%
  7. Tiếng Nga 3.5%
  8. Tiếng Bengali (Bang3.4%
  9. Tiếng Bồ Đào Nha 3.0%
  10. Tiếng Pháp French 3.0%
  11. Source: Ethnologue 2017 edition

Top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất tại New Zealand

  1. Tiếng Anh 
  2. Tiếng Māori 3.8%
  3. Tiếng Trung (phổ thông)  2.4%
  4. Tiếng Samoan 2.2%
  5. Tiếng Hindi/Urdu 1.8%
  6. Tiếng Pháp1.3%
  7. Tiếng Quảng (Cantonese) 1.1%
  8. Tiếng Đức 0.9%
  9. Tiếng Tongan 0.8%
  10. Tiếng Tagalog (Philippines) 0.7%

Nguồn: thống kê năm 2013

Top 10 ngôn ngữ dạy ở trường cấp 1 (ngoài tiếng Anh)

  1. Tiếng Māori – 95.3% học sinh học một hoặc vài kỳ
  2. Tiếng Trung phổ thông 10.4%
  3. Tiếng PHáp 5.4%
  4. Tiếng TBN 4.4%
  5. Tiếng Nhật 3.5%
  6. Tiếng Đức 1.3%
  7. Tiếng Samoan 0.9%
  8. Tiếng Tongan 0.2%
  9. Tiếng Cook Islands Māori 0.1%
  10. Tiếng Fijian 0.02%

Nguồn: Bộ giáo dục 

Top 10 ngôn ngữ dạy ở trường cấp 2 (ngoài tiếng Anh)

  1. Māori – 8.1% of students
  2. French 6.2%
  3. Spanish 4.0%
  4. Japanese 3.8%
  5. Chinese 1.7%
  6. German 1.3%
  7. Samoan 0.8%
  8. Latin 0.5%
  9. Tongan 0.2%
  10. Cook Islands Māori 0.1%

Nguồn: Bộ GD

Việc chăm lo cho thế hệ trẻ của NZ rất được coi trọng, và những gia đình nhập cư như mình được hưởng lợi từ đó. Tất nhiên, giáo dục là một trong những lý do bạn nên du học & định cư new zealand

Theo mình, ở Việt Nam, cứ ban hành danh mục các ngôn ngữ phải học. Từng trường được quyền chọn ngôn ngữ để dạy theo cung cầu. Không cần bắt buộc phải dạy gì, không cần tranh cãi (và bài Hoa cực đoan). 

Cái chúng ta cần là những bộ trưởng toàn tâm toàn ý vì trẻ em. Các bạn thấy đó, bộ trưởng NZ ngay cả khi không còn giữ chức vụ trong chính phủ, người ta vẫn hoạt động giáo dục không ngừng nghỉ. Còn anh Nhạ, cái gọi là bộ trưởng giáo dục VN đương nhiệm thì chỉ biết ngậm miệng trước những bê bối giáo dục Việt Nam. Họa của Việt Nam là có nhiều lãnh đạo như Nhạ.

Spread the love
  • 391
  •  
  •  
  • 391
  •  
  •  

Leave a Comment

Scroll to Top
Scroll to Top