A) Resident Visa theo nhóm ngành theo thứ tự giảm dần
A1) Nhóm Professionals (chuyên viên)
Du học & định cư New Zealand để có Resident Visa có lẽ là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Chúng ta hãy cùng nhau xem trong thờ gian qua, người Việt đã thành công như thế nào.
Theo phân loại ANZSCO, thì nhóm “professional” có số hồ sơ nộp cao nhất 2 năm qua với 66 hồ sơ. Đây là nhóm có nghề đa dạng nhất: kế toán, phân tích, tư vấn giáo dục, kiểm toán…Đáng chú ý, kế toán, hay chuyên viên marketing có số hồ sơ lần lượt là 11 và 7. Rõ ràng, các bạn VN có rất nhiều cơ hội nộp hồ sơ cho các nghề được liệt kê ở đây. Giáo viên mầm non, hay anh ngữ cũng là một cơ hội cho các bạn học chuyên ngành ECE hay TESOL.
A2) Nhóm Technical and Trade workers (các ngành kỹ thuật)
Nhóm này có tỷ lệ định cư đứng thứ 2 dành cho Việt Nam với 36 hồ sơ. Đáng kể nhất là ngành đầu bếp và thợ làm bánh. Danh mục các ngành này cũng rộng không kém ngạch chuyên viên ở trên, tuy nhiên người VN chúng ta ít quan tâm đến các ngành khác.
A3) Nhóm Manager (quản lý)
Hồ sơ nhóm này tương đối khiêm tốn so với các ngành khác. Tuy nhiên, có khả năng năm 2016/17 số hồ sơ nhóm này sẽ vượt năm trước đó. Đây phần lớn là lựa chọn của các bạn học quản lý level 7 trở lên. Nhóm này bao gồm: quản lý nhà hàng, quán cà phê, quản lý tổ chức sự kiện, làm tóc, bán lẻ…
New Zealand là đất nước có nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (SMEs). Ttrong đó nhà hàng, quán cà phê chiếm phần lớn. Vì vậy, công việc quản lý nhà hàng, tiệm cà phê hứa hẹn 1 tương lai sáng. Bên cạnh đó, công việc quản lý các cửa hàng bán lẻ cũng mang lại cơ hội định cư với 5 hồ sơ trong 2 năm qua.
A4) Nhóm Clerical and Administrative workers (quản trị văn phòng)
Công việc chủ yếu của nhóm này là quản trị văn phòng, từ làm thư ký, quản lý hồ sơ cho đến trưởng phòng hành chính. Các bạn yêu thích công việc quản trị văn phòng cũng có cơ hội định cư với 14 hồ sơ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy sự giảm mạnh trong năm 2016/17 mặc dù năm 2017 chỉ còn 4 tháng. Sự sụt giảm này chủ yếu do 2 nhóm hồ sơ là Office manager và Program/Project administrator
B) Top 20 nghề có nhiều đơn xin Resident
B1) Việt Nam
Chuyện bếp núc đối với người VN ta là chuyện của “đàn bà”, nhưng đầu bếp giỏi đa phần lại là nam giới nhỉ và đây cũng là nghề người VN ta khoái làm nhất vì nhanh. Admin có chơi thân với 2 gia đình, đều có Resident Visa. Đôi khi admin cũng suy nghĩ hay là mình chuyển qua đi làm bếp!
Kế đến là các công việc quản lý cửa hàng ăn uống, kế toán, chuyên viên marketing… Các bạn của ad ở VN có thâm niên làm kết toán, kiểm toán hay giám đốc các cty lớn hoàn toàn có cửa để xin 1 chân ở các cty NZ, nên cứ mạnh dạn mà thay đổi.
B2) Tất cả quốc tịch
Ngoài các nghề mà công dân VN nộp đơn, các bạn có thấy là các nghề ICT support, thợ mộc, thợ điện đều được trọng dụng ở NZ (hay các nước không). Ở VN ai cũng ráng đi học để làm thầy, ít người chịu làm thợ, nên khi các nước mở cửa tuyển thợ thì VN ít có người có khả năng nộp, còn thầy thì cạnh tranh không lại nước khác. Bạn nào có ý định đi học NZ chẳng hạn, có thể vô trường Cao Thắng, hay các trung tâm nghề của VN học 1 thời gian, rồi đi làm 1 vài tháng/năm để lấy kinh nghiệm, qua đây đi làm thêm cũng có nhiều tiền [Ghi chú: bản thân tôi khuyên các cháu gia đình tôi là học nghề thôi, nhưng phải giỏi tiếng Anh, các con sẽ có cơ hội đổi màu passport hơn].
Các bạn có biết rằng, trong cùng thời gian,Philippines có 2508 hồ sơ resident Visa được duyệt trong khi VN chỉ có 145 (5.78%). Một con số quả là khiêm tốn so với họ. Chúng ta tự hỏi, ngoài khả năng tiếng Anh ra, thì người Philippines giỏi hơn người Việt ta cái gì?
Tôi sẽ post các hình Visa của vài nước ĐNÁ trong phần comment để các bạn so sánh, và tự tìm con đường đi riêng của mình
C) VN chúng ta phải làm gì
C1) Người có kinh nghiệm ở VN (từ 5 năm trở lên):
Các bạn rõ ràng có lợi thế hơn các bạn trẻ: chính chắn, độ lỳ, tài chính, kinh nghiệm. Các bạn phải xem nghề đang làm ở VN có trong danh mục các nghề được cấp Resident visa không.
Nhiều bạn hỏi tôi là có thể tìm được việc ở NZ khi đang ở VN không? Bạn muốn chắc ăn, không muốn hy sinh công việc hiện có… Không có gì là không có rủi ro. Tôi chưa thấy ai có offer trước khi còn ở VN trừ mấy bạn làm bếp nhà hàng. Các nhà hàng (nấu món VN) qua VN tìm đầu bếp; trả mức lương bèo bọt với thời gian làm việc khổ sai, với lời hứa hẹn Resident Visa. Ai làm Corporate luôn phải nộp hồ sơ vào trang tuyển dụng của đơn vị săn người, hoặc database của công ty. Trong đó luôn luôn hỏi bạn có giấy phép làm việc ở NZ không. Tôi từng gởi hồ sơ vài tập đoàn và đều phải bỏ cuộc vì câu hỏi nhập số Work Visa hệ thống máy tính.
Các bạn chỉ có 1 con đường là phải qua được NZ. Còn qua kiểu gì thì đó tùy thuộc vào điều kiện của bạn. Tôi thì khuyên bạn chọn con đường đi học. Vì tôi làm như thế, chứ không phải vì bây giờ tôi làm ở trường tôi mới nói về con đường đi học.
- Bạn cần phải có 1 cái bằng của NZ để làm việc ở cái nước này.
- Cần phải có thời gian sống và làm quen với môi trường, con người ở đây.
Các bạn có kinh nghiệm, tìm việc làm không khó. Vấn đề là các bạn có gạt bỏ cái tôi, có dám bắt đầu lại hay không.
C2) Người chưa có kinh nghiệm/mới tốt nghiệp:
Các bạn chẳng có gì để mất. Bạn có tuổi trẻ, có thể thích nghi nhanh, chỉ thiếu tiền và kinh nghiệm thôi. Vậy thì các bạn đi kiểu gì? Working holiday hay là đi học đều được.
Sau Working holiday, để có cơ hội làm việc tiếp các bạn đăng ký học 1 năm chương trình nào đó. Tuy nhiên, vì lý do nào đó các bạn đó chọn nhầm trường. Trường đóng cửa, các bạn tiền mất tật mang.
Có bạn may mắn trong khi working holiday, chủ thương và bảo lãnh work visa. Phần lớn thì chọn con đường đi học nâng cao kiến thức và cơ hội định cư.
Đi làm kiếm cơm để sống qua ngày trong thời gian bạn học là cần thiết. Nhưng ĐỪNG QUÊN mục tiêu chính là HỌC và LÀM VIỆC phù hợp để có thể xin Resident Visa.
Ngay bây giờ, khi còn ở VN, các bạn phải có mục tiêu là làm gì; làm cho công ty nào mà chuẩn bị CV, trang bị các kỹ năng cần thiết. Các khóa học này sẽ giúp ích cho bạn
- Các khóa học miễn phí, hoặc có phí udemy hoặc Shawacademy
- Quản lý dự án:
- Kỹ thuật viết CV, chuẩn bị cover letter, linkedin
- Digital marketing
HÃY CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI RỜI VIỆT NAM.