Định cư New Zealand diện doanh nhân (entrepreneur work visa)

Khoảng chục năm trước, nếu bạn nói đi định cư New Zealand, chắc nhiều người sẽ cười vào mũi bạn. Nhiều người thậm chí còn không biết New Zealand nằm đâu ở bản đồ thế giới. Sống tại New Zealand không chỉ là ước muốn của nhiều người Việt Nam mà còn của đông đảo cư dân trên toàn thế giới. Vì sao ư? Mời tham khảo bài 11 lý do bạn nên du học và định cư New Zealand

 

 

Để định cư có rất nhiều cách: kết hôn, đi học, nộp đơn diện tay nghề, hay đầu tư… Đầu tư tại New Zealand thực sự có 2 dạng là Investor Visa & Entrepreneur Work Visa (EWV). Bài viết này tập trung dạng EWV vì phổ biến hơn. Bạn chỉ cần có tài sản ròng hợp pháp từ 300,000 NZD trở lên.

Entrepreneur Work Visa là gì?

Theo định nghĩa của cục di trú NZ, đây là visa dành cho những ai mong muốn tự tay quản lý doanh nghiệp của mình tại NZ. Hình thức sở hữu có thể là thành lập mới hoàn toàn hay mua cổ phần 1 doanh nghiệp hiện có.

Điều kiện để được cấp visa

Nhân thân tốt:

Không có tiền án, tiền sự, không có phá sản trong vòng 5 năm.

Sức khỏe tốt, không có bệnh truyền nhiễm.

Nếu muốn đi NZ, ngay từ bây giờ bạn phải khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đừng để mọi thứ chuẩn bị xong xui, không được visa vì bệnh phổi hay viêm gan. Một người bạn của tôi bị từ chối visa vì phổi có vấn đề từ bé

Có kinh nghiệm quản lý

Bạn cần có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tại VN (hay nước khác) với vai trò là chủ doanh nghiệp. Hoặc giám đốc cao cấp làm thuê ăn lương từ 5 năm trở lên. Vì sao có yêu cầu này? Vì loại hình này visa này, bạn sẽ vừa là chủ DN; hoặc là chủ hộ kinh doanh cá thể, vừa là người trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh.

Đạt điểm đánh giá 120 điểm theo tiêu chí của Bộ Di Trú New Zealand.

Khoản mục Điểm thưởng
Số tiền đầu tư ít nhất 100 – 199k 0
200 – 299k 10
300 – 399k 20
400 – 499k 30
500 – 749k 50
750 – 999k 60
1 triệu trở lên 80
Kinh nghiệm quản lý (điều kiện này chỉ tính đơn lẻ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bạn) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm điều hành công ty của chính bạn và bạn dự định kinh doanh tương tự tại NZ
   Từ 3 đến 4 năm 20
   Từ 5 đến 9 năm 30
   Trên 10 năm 40
Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm điều hành công ty của chính bạn và bạn dự định kinh doanh ngành khác tại NZ
   Từ 3 đến 4 năm 5
   Từ 5 đến 9 năm 15
   Trên 10 năm 20
Bạn có ít nhất 5 năm kinh nghiệm điều hành công ty (làm thuê) và bạn dự định kinh doanh ngành tương tự
   Từ 5 đến 9 năm 5
   Trên 10 năm 10
Có lợi ích cho New Zealand (điểm thưởng được gộp cho việc làm và xuất khẩu: vd tạo 5 việc làm được 50 điểm; xuất khẩu 750k được 60, tổng điểm là 110) Số việc làm toàn thời gian bạn tạo ra (không tính bạn & gia đình)
   Tạo 1 việc làm 10
   Tạo 2 việc làm 20
   Tạo 3-4 việc làm 30
   Tạo 5-9 việc làm 50
   Tạo 10+ việc làm 80
Xuất khẩu ít nhất
200 – 299k 10
300 – 399k 20
400 – 499k 30
500 – 749k 40
750 – 999k 60
Trên 1 triệu 80
Điểm thưởng cho tuổi 24 tuổi trở xuống 15
25 -29 tuổi 20
30 – 39 tuổi 20
40 – 49 20
50 – 59 10
Trên 60 tuổi 0
Địa điểm kinh doanh Tại Auckland 0
Ngoài Auckland 40

Kế hoạch kinh doanh cụ thể, khả thi

Có Business Plan (phương án kinh doanh) khả thi, có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của New Zealand.

Các hình thức đóng góp tích cực cho NZ bao gồm: tạo công ăn việc làm cho 2 người trở lên, xuất khẩu, làm gì mà người NZ chưa làm, khoa học kỹ thuật…

Tiếng Anh

Khả năng tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.0. Mặc dù yêu cầu là IELTS là 4.0 nhưng với 4.0 thì làm sao bạn có thể viết được 1 cái business plan hoàn chỉnh bằng tiếng Anh. Làm sao kinh doanh tại xứ tiếng Anh. Vì vậy, bạn thực sự muốn đi thì ráng cày kiếm 5.5

Tiền đầu tư

Cam kết đầu tư tối thiểu NZ$100.000 – tương đương 1,7 tỷ đồng. Trong một số trường hợp, bạn được miễn số tiền này ví dụ như bạn làm khoa học kỹ thuật, có bằng sáng chế…Mấy bác nông dân miền tây chế tạo máy bay, xe tăng, xe điện nếu chịu đi thì tôi giúp viết Business Plan từ A đến Z.

Vì sao yêu cầu tối thiểu là 100,000 nzd mà ở trên tôi đề nghị có ít nhất tài sản ròng là 300,000 trở lên. Bạn không thể lấy 100,000 đang có đầu tư toàn bộ đúng không?

Thời hạn được cấp visa EWV

Nếu bạn thỏa điều kiện trên, bạn sẽ được cấp visa 12 tháng (bao gồm cả vợ chồng con cái dưới 19 tuổi). Trong thời gian này, bạn đến NZ tiến hành thủ tục thành lập hay mua công ty. Tất nhiên không ai cấm bạn nghiên cứu tìm hiểu trước công ty nào sẽ mua, hay viết business plan về công ty đó. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể mua, thành lập công ty khi có visa này.

Nếu bạn đã mua, thành lập và vận hành công ty, bạn sẽ được cấp thêm 24 tháng nữa. Nếu doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững (có lợi nhuận thật) thì bạn có quyền nộp xin thường trú nhân luôn.

Quyền lợi & nghĩa vụ của bạn khi được cấp visa này

  • Đi & đến NZ không giới hạn số lần (khi visa còn hiệu lực)
  • Được đi học đến 3 tháng trong 1 năm
  • Con cái học hành miễn phí
  • Được nộp hồ sơ định cư New Zealand (Resident visa) nếu đủ điều kiện (làm đúng và tốt hơn business plan) và các điều kiện nhân thân khác
  • Chỉ được đi làm cho bản thân. Không được làm tại công ty nào khác không phải của bạn
  • Không được nộp đơn xin trợ cấp nào khác

Các bạn đang ở VN

Câu hỏi đặt ra là mua business trước hay xin visa trước. Tất nhiên là xin visa trước nếu bạn có đầy đủ điều kiện ở trên.

Không ai cấm bạn lấy visitor visa sang NZ thăm thú, tìm hiểu cơ hội trước. Xem NZ có thực sự là nơi để bạn cư ngụ không.

Các bạn đang ở NZ

Bạn cũng có thể nộp xin EWV nếu đủ điều kiện. So với các bạn đang còn ở VN, thì các bạn có nhiều lợi thế hơn về đường đi nước bước, khí hậu, thổ nhưỡng…thậm chí cách kinh doanh của NZ.

Đối với các bạn đã từng làm manager/director tại các tập đoàn lớn, nếu sau khi open job search visa của bạn hết hạn và không lấy được Employer assisted Work Visa, các bạn có thể nghĩ đến EWV. (Không tính đến giải pháp học thêm lên PhD).

Tài liệu tham khảo: Immigration New Zealand

Spread the love

4 bình luận trong “Định cư New Zealand diện doanh nhân (entrepreneur work visa)”

  1. Mình phải mất bao lâu để được cấp visa loại này, vợ chồng con cái được đi qua cùng với mình luôn hay phải mở Cty xong mới đc BL qua?

Để lại một bình luận

Lên đầu trang