Xây dựng thương hiệu cá nhân để thành công-P2

Xây dựng thương hiệu cá nhân để thành công (phần 1)

Xây dựng thương hiệu không có khó như bạn nghĩ. Bằng chứng là cái công việc tôi đang làm với vn2nz. Tôi sẽ giải thích chi tiết từng bước cách làm. Tôi tin bạn có thể làm tốt hơn tôi.

Đường nào cũng về La Mã, Bạn có thể chọn cách khác. Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn để bạn có thể tuyên bố bản thân là 1 thương hiệu. Bạn sẽ nhận biết được điểm mạnh, yếu, và có đầy đủ thông tin để xây dựng 1 website thương hiệu của bạn www.”ban”.com

Tại sao tôi phải cần trang web cá nhân

Thời đại CNTT, xu thế cá nhân dùng công cụ online để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hoặc các công ty họ muốn làm việc cùng.

Người tìm việc và nhà tuyển dụng vào mạng và tìm việc hay tuyển nhân tài. Việc không có 1 website cá nhân, bạn tự làm khe cửa hẹp đi.

Thực ra, giai đoạn này bạn cũng chưa cần nghĩ đến làm trang web. Tôi chỉ muốn nhắc các bạn cần có trang web cá nhân thôi. Chứ chưa cần bắt tay vào làm vội cho đến khi hiểu rõ các vấn đề khác.

Thời điểm nào tôi cần xây dựng thương hiệu?

Ngay từ bây giờ, đừng chờ đợi nữa. Sản phẩm tốt (bạn có kỹ năng, có kinh nghiệm) nhưng không ai biết bạn. Bạn chờ “hữu xạ tự nhiên hương”? Không có đâu, bạn phải quảng cáo nó.

3 giai đoạn của xây dựng thương hiệu

Các bạn 7x, hoặc đầu 8x chắc còn nhớ cái thời xin việc mười mấy năm về trước. Nó dễ dàng hơn bây giờ nhiều. Bạn chỉ cần nộp cv, được mời phỏng vấn, bắt tay và có việc.

Bây giờ mọi thứ thay đổi, thị trường việc làm trở nên khó khăn hơn. Chưa kể là 1 số các bạn đang tìm việc ở Úc, New Zealand, Canada hay Mỹ, khó khăn gấp bội phần.

Có 3 giai đoạn trong hành trình tìm việc trong đó thương hiệu cá nhân của bạn đóng vai trò quan trọng.

1) Nộp hồ sơ xin việc

Một CV hoành tráng, 1 cover letter đầy cảm hứng là 1 sự khởi đầu tốt; hồ sơ bạn sẽ ở đâu khi có hàng trăm người cùng nộp? Nhà tuyển dụng có 1 núi hồ sơ, cả online lẫn giấy. Nguy cơ bạn bị bỏ sót là có thật.

Sử dụng các kỹ thuật xây dựng thương hiệu, bạn sẽ khác biệt với đám đông. Không những bạn làm cho người ta nhớ đến bạn, mà còn làm tang cơ hội được tuyển.

2) Phỏng vấn

Bạn đã qua “vòng gởi xe”, đừng vội mừng. Đặt 1 chân vào cửa quan trọng, nhưng trụ lại mới quan trọng hơ.

Nếu thương hiệu của bạn đã được thiết lập, bạn chứng minh được nhiều thứ. Bạn không những muốn công việc, mà còn nổ lực làm để có công việc đó, ngay cả khi chưa có ai trả công cho bạn.

Phỏng vấn chỉ là cơ hội để bên tuyển dụng biết đến bạn, hiểu bạn hơn so với CV. Bạn có đồng ý với tôi rằng, nếu làm việc cật lực, bạn sẽ có nhiều ý tưởng trong ngày phỏng vấn.

3) Thăng tiến

Bạn làm việc giỏi, chăm chỉ, đúng giờ, đồng nghiệp yêu mến, kính trọng. Bạn có muốn dừng lại hay muốn có hơn thế nữa?

Thay vì ngồi hưởng thụ thành quả và chiến thắng, bạn không ngừng học hỏi. Bạn muốn thương hiệu của bạn ngày càng có giá trị. Bạn sẽ không biết được ai đang nhìn website của bạn (sếp, ông chủ, khách hàng…). Cơ hội thăng tiến từ bên trong, hay việc tốt hơn từ bên ngoài.

CHÚ Ý

Nhắc lại không thừa tý nào là một công cụ hữu hiệu xây dựng thương hiệu cá nhân là trang web cá nhân của bạn. Có web cá nhân giúp bạn có nhiều phỏng vấn hơn, nhiều lời mời và thăng tiến hơn. Nếu bạn chưa có, bắt tay ngay để làm 1 trang cá nhân ngay. (Xây dựng website cá nhân như thế nào: chưa viết)

Bắt đầu xây dựng thương hiệu

Bạn đã thấy rõ 3 giai đoạn xây dựng thương hiệu cho nghề nghiệp của bạn. Xây như thế nào?

1) Động não tìm các mục tiêu (ngắn hạn, dài hạn)

Điều đầu tiên cần làm là xác lập các mục tiêu nghề nghiệp.

Vì sao?

  • Thiết lập mục tiêu là 1 phương pháp hữu hiệu giúp bạn có cái nhìn rõ ràng điều bạn muốn.
  • Giúp bạn xem điều bạn làm bây giờ có dẫn đến đến mục tiêu đó không. Nó giúp bạn không bị xao nhãng.
  • Thương hiệu của bạn còn hơn là cái website đẹp, hay 1 cái danh thiếp màu mè. Nó là trò chơi trí tuệ. Bạn phải tin cái thương hiệu BẠN. Việc lập mục tiêu là 1 cách lý tưởng để kích hoạt bộ não của bạn.
  • Xác lập mục tiêu, bạn giúp tiềm thức của bạn hoạt động, giúp bạn tập trung đạt mục tiêu.

2) Viết ra giấy các mục tiêu

Bằng cách viết mục tiêu ra giấy, bạn không thể tự thoả hiệp với bản thân. Viết ra giấy, giúp bạn nhớ rõ ràng, chi tiết mục tiêu đặt ra. Đó cũng là động lực tuyệt vời cho bạn.

Đặt câu hỏi với bản thân: tìn trang bây giờ, bạn muốn trở thành gì, bạn cần phải làm gì.

Ví dụ: 

  • Tình trạng hiện tại: bạn chỉ quản lý thị trường Việt Nam
  • Bạn muốn: quản lý thị trường châu Á
  • Cần phải làm gì: tăng thị trường VN bao nhiêu %, có sáng kiến đóng góp gì cho thị trường khác. Tăng từ việc có bao nhiêu người mua, địa phương nào mua…

Lập danh mục, chia nhỏ ra.

Cái bạn muốn bây giờ (vd: thị trường Việt Nam tăng 10%). Cái bạn muốn năm tới (vd: tìm được nhà nhập khẩu độc quyền, tăng doanh số 15%). 5 năm tới ra sao?

Mục tiêu ngắn hạn trước, mục tiêu dài hạn sau. Xem có hành động nào tạo kết quả chung cho các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để bạn tập trung vào hành động chính đó

3) Xác định các trở ngại cản bước tiến của bạn

Rà soát các mục tiêu, xem có trở ngại nào làm chậm mục tiêu không. Cái gì làm bạn chùng bước đạt mục tiêu ở trên?

4) Xác định cái bạn cần

Bạn đã có danh mục cái bạn muốn. Xem lại một lần nữa các mục tiêu và xác định cái bạn cần làm để biến mục tiêu thành hiện thực.

Cái thiếu là gì: kỹ năng Excel? Kiến thức Digital Marketing? Kỹ năng thương lượng? Điều cần làm để đạt mục tiêu? Cần nhiều đào tạo hơn? Học trực tuyến hay thậm chí đi học lại để nâng cao?

Xây dựng THƯƠNG HIỆU BẠN, cần phải đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức. Tốt hơn là nên làm bây giờ, còn hơn đợi một thời gian nữa. [Nói riêng cho du học sinh: các bạn gặp nhiều thách thức hơn ở nước ngoài. Bạn phải nổ lực gấp 2, 3 lần so với người trong nước]

5) Phân tích điểm mạnh của bạn

Đặt mục tiêu thì dễ chứ phân tích bản thân xem mạnh yếu thế nào thì khó hơn nhiều.

Bạn biết cái bạn biết, bạn biết cái bạn không biết. Bạn không biết cái bạn biết, bạn cũng không biết cái bạn không biết. Vế đầu bạn có thể tự làm 1 mình, vế sau cần phải có người ngoài chỉ, hướng dẫn cho bạn.

Hãy viết ra các điểm mạnh mà bạn nghĩ là mạnh. Hỏi đồng nghiệp, bạn bè (gia đình) về điểm mạnh đó. Nhiều khi điều họ nói ra làm bạn ngạc nhiên lắm đấy. Bạn sẽ thấy thực tế bạn có điểm mạnh đó không hay tự huyển hoặc bản thân.

Nếu họ thành thật với bạn, họ sẽ cho bạn biết những điều về bạn mà bạn không biết. Mà điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Có thể bạn viết luôn đúng giờ, thực tế là bạn hay nộp báo cáo trễ dù đi làm đúng giờ.

Bạn sẽ không biết được cho đến khi bạn hỏi.

6) Phân tích bản thân

Bạn muốn xác định bạn có tố chất gì nổi bật so với đám đông. Bạn nhớ rằng bây giờ bạn đang xây dựng thương hiệu. Cần phải tìm ra điều gì làm thương hiệu của bạn nổi bật hơn thương hiệu khác.

Gặp lại đồng nghiệp, bạn bè và hỏi họ điểm mạnh nhất của bạn là gì. Nếu được, hãy hỏi khách hàng của bạn nữa. Tập trung vào điểm tích cực, tốt thôi nhé.

xây dựng thương hiệu-khác biệt

Tự vấn: bạn có làm vượt hơn cái mô tả công việc của bạn không? Bạn tự hào nhất về điều gì? Điều gì bạn có thể mang đến bàn thương lượng

7) Thương hiệu của bạn – 2 câu thôi nhé

Tuyên bố

Giờ bạn đã có toàn bộ thông tin, bắt đầu chuyển nó thành THƯƠNG HIỆU BẠN. Hãy tìm cho mình một tuyên bố thương hiệu. Tuyên bố thương hiêu dài 1-2 câu, nói rõ bạn là ai, bạn vì cái gì. Khi người ngoài đọc 2 câu này của bạn, họ hiểu bạn và mục tiêu của bạn. 

Bạn có nhớ thương hiệu công ty trong phần 1 không? Phần lớn rất ngắn gọ, dễ hiểu công ty họ làm gì. Bạn đoán xem  đây là các thương hiệu nào?

  • “Just do it.”
  • “Impossible is nothing.”
  • “The ultimate driving machine.”

Sao bạn nhận biết được? Bạn làm điều đó như thế nào?

Tuyên bố thương hiệu của bạn cũng như vậy. Bạn là đại diện chính bạn, chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ. Có thể nói dài hơn 1 chút. Nhưng hãy tập trung vào mục tiêu và điểm mạnh đã phân tích trên kia.

Trong 2 câu, bạn hãy viết về bạn (là người), điều bạn làm, điều làm bạn duy nhất.

Ví dụ: 

  • Nhân viên quan hệ khách hàng, khối ngân hàng bán lẻ
    • Tôi là chuyên viên quan hệ khách hàng với 5 năm liên tiếp đạt chỉ tiêu vì tôi luôn giúp khách hàng mua đúng sản phẩm hơn là cố bán 1 sản phẩm cho họ.
  • Lập trình viên
    • Tôi là 1 chuyên viên phát triển sản phẩm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Giải pháp của tôi giúp khách hàng tiết kiệm được 10-15% chi phí hàng năm

Bạn hãy bắt đầu. Trong 1-2 câu thôi. Khi đã viết xong, đăng nó lên facebook, instagram, linkedin. Ngại không chia sẽ, viết ra giấy, treo ngay cửa hay nơi nào bạn nhìn thấy.

Chỉ có viết ra giấy mới biến thành hiện thực.

(Hết phần 2)

Có thể bạn quan tâm

Spread the love
Lên đầu trang