Tăng điểm lên 160 để được nộp đơn nhập cư từ tháng 10/2016 gây khó khăn cho nhiều gia đình. Giờ đây dân Việt Nam độc thân chỉ còn có cách ra khỏi Auckland. Còn ai có gia đình muốn trụ lại Auckland thì cần phải kiếm thêm điểm thưởng từ người bạn đời của mình**. Đối với đương đơn chính, lấy 30 điểm cho công việc ngoài Auckland sẽ ổn thoả. Nhưng sự đời đâu hẳn đơn giản thế. Ở Auckland kiếm việc đúng chuyên môn đã khó rồi, huống hồ gì ở thành phố khác.
Từ lâu, cái quy định chết người là đương đơn chính cần phải có IELTS 6.5 trở lên làm rất nhiều bạn mất ăn mất ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Hai mươi (20) điểm thưởng dành cho vợ/chồng có cùng mức IELTS như đương đơn chính nó quý hơn vàng trong thời buổi “gạo châu củi quế” như hiện nay (nếu không đủ 160). Đối với các bạn đã học ở NZ rồi thì IELTS 6.5 hay cao hơn chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng thật ra có nhiều bạn thi 6.0 cũng khó huống hồ 6.5. Vì lúc đi học thì có học mấy đâu, chỉ cố cho qua. Các bạn đi học còn gặp khó khăn huống hồ các bạn là vợ/chồng đi theo.
IELTS có phải là duy nhất?
Không, bạn có nhiều lựa chọn khác ngoài IELTS (6.5) đó là TOEFL iBT (79), Pearson Test (58), Occupational English test – OET (B trở lên).
TOEFL và PTE có dễ hơn IELTS không?
Chỉ có người nào đã thi tất cả các loại chứng chỉ kia ở cùng một thời điểm và so sánh kết quả thi mới trả lời chính xác câu hỏi đó được. Tôi có cô bạn làm quỹ đầu tư, đã học Thạc Sỹ bên Mỹ, trước giờ thi TOEFL trên 80. Không biết mắt mũi để đâu, nhìn gà hóa cuốc, chỉ thấy NZ yêu cầu chứng chỉ IELTS (mà sót các chứng chỉ tiếng Anh khác), tôi bảo đã thi cái gì rồi thì nên thi lại cái đó, vì đã quen thuộc, đổi IELTS làm gì, có cần thêm điểm làm gì đâu. Còn nếu muốn thử sức và dư tiền thì cứ thử IELTS.
Không có sự chuẩn bị cần thiết, tôi 3 lần thi IELTS (2003, 2007, 2015), thi TOEFL 1 lần. Tôi thấy TOEFL dễ hơn. Nói đến đây sẽ có bạn không đồng tình vì dễ hơn sao thi có 1 lần. Vì vậy, dễ hay khó phụ thuộc vào người thi, chứ không phải người ta nói dễ thì nó dễ.
Tôi biết có nhiều bạn thi đi thi lại vài lần IELTS, kết quả luôn là 6.0 (thậm chí còn tụt). Vậy tôi đề nghị nên chuyển sang TOEFL hay PTE thử. Nghe có vẻ nó trái ngược với lời khuyên cho cô bạn thạc sỹ Mỹ ở trên. Thực ra không phải vậy; Bạn nữ kia không cần phải có điểm số cao hơn 80 vì 79 là được chấp thuận cho học sau đại học ở NZ hoặc nhập cư rồi. Việc gì phải đi thi 1 cái nữa không cần thiết. Còn bạn thi hoài 1 môn mà chỉ có 6.0 thì nên đổi gió (kiểu cách này không được thì tìm cách khác).
IELTS, TOEFL, PTE khác nhau như thế nào
Thang điểm IELTS/TOEFL iBT/PTE
Về cấu trúc thi
[embeddoc url=”https://vn2nz.co.nz//wp-content/uploads/2017/05/IELTS-TOEFL-PTE-Analysis.pdf” download=”none”]
“Nhà” tôi chưa thi 3 cái chứng chỉ trên lần nào. Bạn ấy cũng cần phải thi cho có tụ với người ta. Nên tôi “xin” bạn ấy thi PTE sau khi xem xét bảng phân tích trên, vì:
- Chưa thi lần nào thì thi cái gì cũng vậy
- Máy chấm điểm thì không có chuyện bị ảnh hưởng (bias) như người. Mặc dù giám khảo thi nói IELTS chuyên nghiệp, nhưng ai biết trước tối hôm trước có cãi nhau với vợ/chồng. Ngay hôm thi, cái mặt chàu quạo, mất cảm tình rồi. Ứng viên nhìn là hết thấy mùa xuân, còn thi với thố gì nữa. Tôi đi thi gặp giám khảo nữ trẻ đẹp như cô gái Hà Lan, tôi sẽ sung hơn. Nên thi PTE có vẻ là công bằng hơn
- Nhiều ứng viên gặp giám khảo bị khớp dù giám khảo khá thân thiện. Cử chỉ, điệu bộ cũng làm ảnh hưởng đến kết quả bài nói. Mà khớp thì còn làm ăn gì được nữa.
- 1 thằng ra đời 1989, 1 thằng ra đời 20 năm sau (2009). Ai sẽ chìu chuộng khách hàng (là học sinh hơn)?
- Nhà tôi “tư vấn” trên điện thoại nhiều; nên chắc nói chuyện với máy tính sẽ thoải mái hơn với giáo viên.
Tài liệu học tập và luyện thi có bán tại Amazon
Chúc các bạn lựa chọn được hình thức thi và đạt điểm số phù hợp với mục đích của mình
Ghi chú: ** Trường hợp 1 người vượt 160 điểm là hàng hiếm; không phải là đối tượng của bài viết này.