Quản lý chuỗi cung ứng & định cư New Zealand

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là quản lý tất cả hoạt động luân chuyển sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, từ những khâu ban đầu như thu mua nguyên liệu thô cho đến khâu đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Ngành quản lý chuỗi cung ứng cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng thực hiện những công việc trong ngành quản lý chuỗi cung ứng. 

Các kỹ năng cần phải có

  • Tư duy logic và định lượng
  • Kỹ năng phân tích
  • Khả năng giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp
  • Áp dụng kiến thức vào thực tiễn
  • Khả năng đo lường và đánh giá hệ thống hay quy trình kinh doanh
  • Thẩm định và sáng kiến kinh doanh
  • Kỹ năng giao tiếp

Công việc có thể làm

Khi hoàn thành khóa học có thể làm việc ở các phòng ban như thu mua, kế hoạch, kho vận, dịch vụ khách hàng..; có thể đảm trách một phần hay toàn bộ các công việc như:

  • Quản lý Logistics và chuỗi cung ứng
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận;
  • Phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp;
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.

Các chức danh công việc bao gồm:

  • Operations manager
  • Materials manager
  • Quality assurance manager
  • Purchasing/Procurement officer (manager)
  • Production manager
  • Supply chain consultant
  • Project manager

Nội dung chương trình học cơ bản

Bạn sẽ được học cách lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, kho bãi, đóng gói, sản phẩm và hỗ trợ dịch vụ, và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng. 

Ngoài ra, bạn sẽ dùng Case study, mô hình Value Chain của Micheal Porter, SCOR để thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng trong thực tế.

Thu nhập & việc làm

Thống kê lương ngành supply chain tại New Zealand

lương quản lý chuỗi cung ứng

Link tìm kiếm việc

Tìm kiếm kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung ứng

Đây là điểm yếu của hầu hết du học sinh. Vì cơm áo gạo tiền, các bạn đi làm để kiếm cơm ở những ngành không liên quan đến supply chain.

Có rất nhiều quy trình trong nghề quản lý chuỗi cung ứng mà bạn có thể làm trong tương lai. Nếu chưa thử, làm sao bạn biết là không phù hợp. Người thì thích làm kho bãi, người thì thích điều xe. Tham gia đóng gói hàng, xử lý quy trình ra đơn hàng, giao hàng.

Bạn có dám đi làm không công để lấy kinh nghiệm không?

Chọn trường, học phí & giải pháp tài chính

Kinh nghiệm chọn trường trước khi nộp đơn

Theo quan sát của tôi, các bạn VN vừa muốn học phí rẻ, trường tốt. Rẻ và tốt chẳng bao giờ đi chung với nhau cả. Nhiều bạn vì lý do tài chính, chọn trường rẻ tiền, hậu quả là đang học giữa chừng, trường đóng cửa, hoặc chương trình đang học bị ngừng tuyển sinh. Các trường bị đóng cửa hay dừng khoá học giữa đường, ảnh hưởng đến tài chính & thời gian của bạn.

Nếu bạn từ VN, trước khi chọn 1 trường nào, bạn nên tìm hiểu kỹ về trường. Đây là 2 địa chỉ tin cậy của NZQA (cơ quan thẩm định chất lượng giáo dục NZ) để bạn kiểm tra trường.

  1. Xem trường đó có bị rút giấy phép, dừng chương trình, bị điều tra.
  2. Xem NZQA đánh giá trường đó là loại nào. Bạn có thể tham khảo bài viết  EER của NZQA để hiểu thêm cách đánh giá.

Học phí

So với các nước nói tiếng Anh khác, chi phí du học NZ rẻ hơn nhiều. Tham khảo bài viết chi phí du học New Zealand 2018 để hiểu rõ về chi phí đầu tư của bạn.

Phần lớn các trường đại học đều có chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng. Thời gian học là 1 năm đối với (Graduate) Diploma hay 3 năm đối với cử nhân. Học phí từ 19,000 NZD cho đến 32,000 NZD năm. Nếu tài chính bạn tốt để theo đuổi chương trình này, hãy thực hiện nó. Bạn nên tham khảo chương trình supply chain của 8 trường đại học của NZ, các trường công Polytechnics.

Yêu cầu đầu vào

Tiếng anh đầu vào của Level 5 là 5.5 và 6.0 cho level 6 và 7. Hiện nay, do tỷ lệ visa thành công của VN dưới 80%, học sinh VN bắt buộc phải có IELTS, TOEFL trước khi nhập học.

Ngay cả khi hoàn thành Diploma in Business Level 6 của NZ, bạn vẫn không thể học level 7 nếu IELTS hết hạn (dù level 7 có cùng yêu cầu tiếng Anh đầu vào là 6.0).

Nếu IELTS không đạt, bạn có 2 lựa chọn:

  • Học General English tại trường bạn sẽ học khoá chính để “nuôi” visa. Thời gian học tùy thuộc vào bạn thiếu bao nhiêu chấm. Ví dụ thiếu 0.5 thì học 14 tuần, thiếu 1.0 thì học 24 tuần. Bạn phải đăng ký thi IELTS/TOEFL/PTE chính thức trước khi nhập học khoá chính. Bạn cũng có thể chọn học luyện thi IELTS thay vì khoá General English.
  • Học & thi lại ở VN trước khi nộp visa du học. Giải pháp này tiết kiệm hơn, dành cho các bạn không có điều kiện.

Giải pháp khi tài chính eo hẹp

Tài chính eo hẹp hơn, bạn có thể chọn các trường tư loại 1. Hệ thống trường tư nhân (hay công ty) đều gọn nhẹ, linh hoạt hơn so với các trường của nhà nước. Chi phí quản lý của họ cũng tối ưu hơn trường công. Mục tiêu đa dạng hóa sinh viên cho phép họ ưu đãi học phí cho vài thị trường. Việt Nam hiện nay đang được các trường ưu ái. Về dài hạn, ưu thế này không còn nữa.

Bạn có thể đăng ký chương trình Diploma in Business level 7 , chọn chuyên ngành Supply Chain Management. Bổ sung kiến thức của ngành quản lý chuỗi cung ứng như dưới đây.

Các khóa học, chứng nhận nghề nghiệp, tài liệu về quản lý chuỗi cung ứng

Chương trình Diploma in Business Level 7, chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng của trường EDENZ Colleges

Trường loại 1 Edenz Colleges cấp học bổng cho bạn nào đạt yêu cầu về học thuật (tiếng Anh + điểm trung bình bằng cấp trước đó cao).

Học phí cho sinh viên quốc tế là 18,000 nzd/năm/chương trình. Nếu học sinh đạt IELTS từ 6.0 + (không môn nào dưới 5.5), trường sẽ cấp học bổng lên đến đến 6,100.

Chương trình 1 năm, gồm 120 tính chỉ.

Chọn 3 môn bắt buộc

  1. Innovation and Entrepreneurship
  2. Government, Law and Ethics
  3. Human Resource Management
  4. Operations, Risk and Quality Management

Và môn tự chọn: Supply Chain Management

Bạn nên chọn môn số 2, 3, 4 và supply chain để trang bị các kiến thức quản lý cần thiết cho ngành.

Các khóa học trực tuyến bổ sung kiến thức

Ngoài kho youtube có nhiều khóa học liên quan miễn phí, tôi sưu tầm một số chương trình mất phí sau:

Udemy (phần lớn có giá từ 10$ đến 20$ môn học, thường do các công ty, hoặc chuyên viên trong ngành dạy)

Coursera (giá 79$, thường là các chương trình của các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ)

Bằng cấp của CIPS

Trước khi đi du học, bạn nên đăng ký học & thi các chứng chỉ nghề nghiệp của CIPS. CIPS là Chartered Institute of Procurement and Supply. CIPS là tổ chức danh giá nhất toàn cầu về chứng nhận về supply chain. Sau khi đăng ký, bạn được truy cập vào kho tài liệu chuyên ngành.

CIPS có năm chứng chỉ và bằng cấp để bạn có thể đăng ký học. Mức thấp nhất là Certficate in Procurement and Supply Operation. Bằng cấp cao nhất là Professional in Procurement and Supply. Bằng này cũng nằm trong danh mục Long-term shortage list của New Zealand.

Phí đăng ký một chương trình học khoảng 2.7 triệu VND. Lệ phí thi tùy bạn thi ở đâu, nếu thi ở VN thì certificate tốn 74 bảng Anh, Diploma thì mất 86 bảng Anh. Nếu thi tại NZ thì chi phí mắc hơn gấp đôi.

Chuyên tâm học hành, thì sau khi tốt nghiệp chương trình Diploma in Business level 7 thì bạn cũng có chứng chỉ nghề nghiệp của CIPS. Bạn sẽ có lợi thế to lớn so với các sinh viên quốc tế khác.

Tài liệu tự học

Supply Chain Metrics that Matter là giáo trình được các trường đại học giảng dạy. Bạn có thể mua học. Nếu bạn ở NZ, bạn có thể mượn sách từ thư viện

Liên hệ ngay nguyen@edenz.ac.nz  để tìm hiểu thêm về chương trình học này.

Nếu đam mê lập trình ứng dụng cho ngành quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể theo đuổi ngành Software development Level 7. Tham khảo thêm bài ICT architect & administrator về cơ hội định cư

Spread the love
  • 20
  •  
  •  
  • 20
  •  
  •  

Leave a Comment

Scroll to Top
Scroll to Top